diễn đàn space
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

"Chua choi tro xuc xac " (Phan 2)

Go down

"Chua choi tro xuc xac " (Phan 2) Empty "Chua choi tro xuc xac " (Phan 2)

Bài gửi by dinhlamduc Thu Jul 31, 2008 9:15 am

Nguyên lí bất định mà Heisenberg làm quan điểm của Laplace về quyết định luận khoa học, bao gồm hiểu biết về vị trí của hạt trong vũ trụ tại một thời điểm không còn đúng nữa. Làm thế náo mà ta có thể đoán được tương lai khi mà ta không thể cùng đo được chính xác vị trí và vận tốc của hạt tại thời điểm hiện tại? Không cần biết bạn có máy tính tốt the nào, dữ liệu đầu vào không đúng thí dự đoán đầu ra cũng sẽ không đúng.
Eistein rất không thích thú với tính ngẫu nhiên rất rõ ràng của tự nhiên. Quan điểm của ông được tổng kết trong một câu nói nổi tiếng “chúa không chơi trò súc sắc”. Có vẻ như ông cảm thấy rằng tính bất định chỉ là tạm thời: nhưng vẫn có một sự thực đằng sau đó, nằm trong các hạt, xác định vị trí và tốc độ và tuân theo các định luật xác định và tuân theo tinh thần Laplace. Chúa có thể biết sự thực này, bản chất lượng tử của ánh sáng có thể ngăn chún ta nhìn thấy nó, ngoại trừ thông qua một thấu kính đặc biệt.
Quan điểm của Eistein là cái bây giờ gọi là các lí thuyết biến số ẩn. Các lí thuyết biến số ẩn có vẻ xem như là một cách rõ ràng nhất để tránh nguyên lí bất định trong vật lí. Các lí thuyết này tạo cơ sở cho bức tranh tinh thần về vũ trụ của rất nhiều nhà khoa học và hầu hết các nhà triết học. Nhưng các lí thuyết đó hoàn toàn sai. Nhà vật lí người Anh, John Bell đã phát minh một thí nghiệm có thể phân biệt được các lí thuyết biến số ẩn. Khi thí nghiệm được tiến hành cẩn thận, các kết quả kại không phù hợp với các biến số ẩn. Do đó có vẻ như Chúa bị trói buộc bởi nguyên lí bất định và không thể biết được vị trí và vận tốc của hạt. Tất cả các bằng chứng chỉ ra Eistein là một con bạc lâu năm, thả con súc sắc mỗi dịp có thể.
Các nhà khoa học khác thì sẵn sàng hơn Eistein để biến đổi quan điểm quyết định luận cổ điển thế kỉ thứ 19. Một lí thuyết mới được gọi là cơ học lượng tử do Heisenberg, nhà vật lí người Áo Erwin Schroedinger, nhà vật lí người Anh Paul Dirac đưa ra. Mặc dù cơ học lượng tử đã ra đời được khoảng 70 năm nhưng những người dùng nó để tính toán vẫn chưa hiểu và đánh giá đúng nó. Và nó liên quan đến chúng ta vì nó là một bức tranh hoàn toàn khác về vũ trụ và thực tại. Trong cơ học lượng tử, vị trí và vận tốc của hạt không xác định được chính xác nhưng thay vào đó chúng được biểu diễn bởi cái gọi là hàm sóng. Trong mỗi điểm trong không gian đại diện bởi một con số. Độ lớn của biên độ của hàm sóng xác định xác suất tìm thấy hạt tại vị trí đó. Tốc độ mà tại đó hàm sóng thay đổi từ điểm này sang điểm khác sẽ cho tốc độ của hạt. Ta có thể có một hàm sóng mà đạt giá trị cao nhất trong một vùng rất hẹp. Tức là bất định về vị trí là nhỏ. Nhưng hàm sóng này lại thay đổi lên và xuống rất rất nhanh gần đỉnh của sóng. Do đó tính bất định về tốc độ là rất lớn. Tương tự như vậy chúng ta có tính bất định về tốc độ nhỏ nhưng bất định về vị trí lại lớn.
Hàm sóng bao gồm các thông tin về vị trí và vận tốc của hạt. Nếu bạn biết hàm sóng tại một thời điểm thì giá trị của nó tại những thời điểm khác được xác định bởi một phương trình gọi là phương trình Schroedinger. Do đó ta vẫn có cái gì đó quyết định luận, nhưng nó không phải là thứ quyết định luận mà Laplace đã hình dung. Thay vào việc có thể đoán được vị trí và tốc độ của hạt, tất cả những điều ta đoán được chỉ là hàm sóng mà thôi. Tức là ta chỉ có thể đoán được một nửa những điều mà chúng ta có thể đoán được từ lí thuyết cổ điển thế kỉ 19 (vận tốc hoặc vị trí chứ không phải cả hai). Mặc dù cơ học lượng tử dẫn tới tính bất định, khi chúng ta cố gắng đoán vị trí và vận tốc thì chúng ta vẫn có thể đoán được tổ hợp vị trí và vậ tốc với một tính xác định nào đó. Tuy vậy độ bất định này có vẻ như kém đi cùng với những phát triển mới đây. Bài toán nảy sinh vì hấp dẫn có thể làm cong không-thời gian rất nhiều, có những vùng mà ta không quan sát.
Khá thú vị là Laplace đã viết một bái báo vào năm 1799 về vấn đề một số ngôi sao có một trường hấp dẫn đủ mạnh mà ánh sáng không thể thoát ra được và bị trôn vào trong ngôi sao. Thậm chí ông còn tính toán là một ngôi sao mật độ giống như mặt trời nhưng có khối lượng lớn hơn 250 lần có tính chất đó. Mặc dù Laplace có thể không nhận ra rằng, ý tưởng như vậy cũng đã được một nhà vật lí người Anh, John Mitchell đưa ra 16 năm trước đó. Cả hai ông đã cho rằng ánh sáng là các hạt có thể bị lực hấp dẫn tác dụng và có thể rơi vào các ngôi sao. Nhưng một thí nghiệm rất nổi tiếng do hai nhà vật lí Mĩ là Michenson và Morley vào năm 1887, cho thấy rằng ánh sáng luôn luôn di chuyển với tốc độ 186000 dặm/giờ, không phụ thuộc vào việc ánh sáng đó đến từ đâu. Làm thế nào mà hấp dẫn có thể làm chậm ánh sáng được?
Điều đó rõ ràng là không thể theo các khái niệm về không-thời gian đã được chấp nhận. Nhưng vào năm 1915 Eistein đã đưa ra lí thuyết tương đối rộng. Theo lí thuyết này, không gian và thời gian không còn cách biệt và không phải là những thực thể độc lập nữa. Thay vào đó chúng chỉ là các chiều khác nhau của một thực thể duy nhất được gọi là không-thời gian. Không-thời gian này không phẳng mà bị uốn cong bởi vật chất và năng lượng trong không-thời gian đó. Để hiểu điều này chúng ta hãy xem một tấm cao su, và vật thể đặt trên tấm cao su đó đại diện cho một ngôi sao. Khối lượng của vật thể tạo ra một áp lực lên miếng cao su và vùng cao su quanh vật thể bị cong đi. Nếu ta lăn một hòn bi lên tấm cao su thì hướng chuyển động của hòn bi đó sẽ vị cong đi so với phương chuyển động thẳng ban đầu. Năm 1919 nhóm quan sát người Anh, trong thì nghiệm ở Tây phi quan sát ánh sáng từ một ngôi sao xa đi gần mặt trời trong thời điểm nhật thực. Họ nhận ra rằng ảnh của ngôi sao bị dich chuyển đi so với vị trí bình thường. Điều này chỉ ra rằng hướng của ánh sáng từ ngôi sao xa đó bị uốn cong bởi không-thời gian cong gần mặt trời. Lí thuyết tương đối được khẳng định

dinhlamduc
Điều hành viên(mod)
Điều hành viên(mod)

Nam Tổng số bài gửi : 44
Age : 28
Đến từ : quy nhon
Sở thích : student
Registration date : 27/07/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết